Kết hợp giếng trời và ngói mái betong
Trong thiết kế nhà ống hiện nay, người ta thường sử dụng lối thiết kế kết hợp giếng trời và ngói mái betong, vừa để thu hút ánh sáng, vừa đem lại sự chắc chắn và nét thẩm mỹ cho ngôi nhà.
Kết hợp giếng trời và ngói mái betong trong thiết kế nhà đầy sáng tạo
Giếng trời là giải pháp tối ưu để thu hút khí trời và ánh sáng cho các phòng chức năng. Ngói mái betong là một giải pháp mái nhà đem lại sự chắc chắn và an toàn cao. Tuy nhiên làm sao để xây dựng được giếng trời vừa đẹp, vừa hợp phong thủy, vừa tiện dụng thì cần phải có nhiều yếu tố. Cũng như sự kết hợp giếng trời và ngói mái betong đòi hỏi một sự sáng tạo nhất định từ kỹ sư thiết kế.
Giếng trời cho một không gian đầy ánh sáng
Giếng trời là nơi đón ánh sáng và gió, vì vậy, giếng trời cũng nên phải đón được cả khí tốt. Do đó, giếng trời cũng phải hợp phong thủy là điều nên làm. Ngoài việc giếng trời đón được khí tốt thì hình dáng phải hài hòa ngũ hành tương sinh với ngôi nhà.
>> Tham khảo: Chống ồn cho nhà phố bằng ngói dán betong
1. Giếng trời hợp phong thủy là phải được đặt ở những cung tốt
Ví dụ nhu cung Tài lộc, Thiên mạng. Giếng trời thì không có hướng cụ thể, tuy nhiên, người ta kiêng không đặt hướng bắc của ngôi nhà.
2. Việc kết hợp giữa giếng trời và tiểu cảnh phía dưới có tác dụng kích hoạt luồng sinh khí thu được từ giếng trời.
Vài trường hợp không thể đặt giếng trời ở trung cung thì người ta sẽ đặt ở những cung khác cho hợp phong thủy, như: Một ngôi nhà bị xiên thì người ta sẽ đặt giếng trời ở góc đó để sửa chữa góc khuyết này.
3. Một vài nguyên lý cần phải lưu ý:
Giếng trời phải tuân theo luật âm dương, luật ngũ hành để tương sinh với hình thể ngôi nhà. Giếng trời đặt ở phòng ăn thuộc mộc thì có thể dùng suối nước, cây cảnh để có mộc và thủy tương sinh; Nếu mở giếng trời tương sinh để thông thoáng cho phần bếp thì nên bố trí dạng ống, thẳng đúng mộc sinh hỏa, trên đỉnh phải có mái che.
Ngói mái betong che phủ toàn công trình
Bộ phận mái là phần che phủ chung cho toàn công trình (dù là nhà nhiều tầng hay chỉ là nhà trệt). Thông thường, các căn hộ đều có bố trí thẳng hàng nhau từ trên xuống dưới các không gian vệ sinh, ban công, bếp,… để thuận lợi về hệ thống kỹ thuật. Chỉ có một vài sắp xếp riêng lẻ không tương đồng sẽ khiến các gia chủ hay phải “chạy lên chạy xuống” để xem xét bố trí nội thất sao cho ít bị ảnh hưởng qua lại với nhau. Trường hợp bố trí bàn thờ trong căn nhà cũng vậy, nếu khéo để ý thì sẽ đặt vị trí bàn thờ tránh nằm dưới các không gian “xấu” (như phòng vệ sinh chẳng hạn) phía trên là ổn.
Đa phần gia chủ hay đặt phòng thờ, bàn thờ trên lầu thượng theo “trên là trời, dưới là con cháu”. Bàn thờ theo kinh nghiệm dân gian thì không để cho cái gì “đè” lên trên trừ bộ mái!
Từ nguyên tắc này, có rất nhiều cách sáng tạo để bảo đảm yêu cầu phong thuỷ và sử dụng trong thời buổi hiện đại. Nếu ngại đặt phòng thờ trên tầng thượng leo trèo cao quá thì gia chủ có thể bố trí dưới trệt, tại sân trong, trên lửng, … miễn là có khoảng thông thiên bên trên bàn thờ (lấy sáng, thông thoáng, thoát mùi nhang khói) như giếng trời, và cấu trúc các không gian khác sao cho không bị ảnh hưởng, va chạm đến vị trí thờ cúng.