Là kết cấu chịu lực cũng như là kết cấu bao che, giúp che mưa, tránh nắng và chống lại các ảnh hưởng không tốt từ khí hậu thời tiết bên ngoài, mái nhà là một trong những yếu tố không thể thiếu trong mọi công trình. Từ những vật liệu khá thô sơ, đơn giản từ thuở sơ khai, mái nhà dần được nghiên cứu và thay thế để phù hợp hơn với sự đổi thay, phát triển của kiến trúc, kỹ thuật và của điều kiện cuộc sống của người dân Việt Nam qua từng giai đoạn lịch sử. Vậy mái nhà truyền thống và mái nhà hiện đại khác nhau điểm nào? Hãy cùng công ty VLXD Toàn Cầu điểm qua những nét đặc trưng cơ bản của từng loại mái nhé!

Mái nhà truyền thống

mai-nha-la

Quay ngược lại dòng chảy của lịch sử, mái nhà thuần Việt xuất phát từ những nguyên liệu có nguồn gốc thiên nhiên như rơm, cọ, tranh, lá dừa,… cùng hệ kết cấu chịu lực ở dưới khá đơn giản như tre, gỗ, thậm chí có chỗ còn buộc bằng lạt tre… Những mái nhà này đã trở thành hình ảnh điển hình trong kiến trúc truyền thống Việt Nam và đến giờ vẫn còn xuất hiện tại nhiều vùng quê hiện nay.

Một loại mái truyền thống khác cũng rất phổ biến và đã ăn sâu vào tiềm thức kiến trúc Việt Nam nhiều năm về trước, đó chính là ngói lưu ly (ngói âm dương), mái ngói đất nung. Thông thường, mái nhà thời kỳ đó thường có hai mái hoặc bốn mái và đi kèm với các phụ kiện khác như ốp nóc, diềm mái,… tùy vào từng loại công trình.

Đặc điểm của những loại mái này là thường đi với kết cấu khung gỗ ở dưới khá chắc chắn, riêng bản thân ngói sẽ ít hấp thụ nhiệt, kháng nước và tuổi thọ cao. Tuy nhiên, nhìn chung khối lượng của những loại mái này khá nặng, cần phải có hệ khung mái và tường thật vững chắc. Cạnh đó, ngói cũng khá dễ vỡ nên khi thi công phải hết sức cẩn thận.

Đặc biệt, với những công trình mái có độ dốc thấp cũng không nên sử dụng, vì khi đó khả năng thoát nước của mái sẽ chậm. Quan trọng hơn, mái có độ dốc thấp thì khả năng bị tạt nước rất cao, mỗi khi có hiện tượng mưa gió lớn, nước mưa sẽ chảy ngược vào khe hở của hai viên ngói trên và dưới, gây ảnh hưởng không tốt đến hệ thống trần bên dưới.

Mái nhà hiện đại

Căn nguyên của sự thay đổi về lối kiến trúc tại Việt Nam xuất phát từ khi người Pháp tiến vào lãnh thổ vùng đất Đại Nam. Khi Nam Kỳ Lục tỉnh bị triều đình nhà Nguyễn tại Huế cắt nhượng cho Pháp, trở thành lãnh thổ đầu tiên Pháp chiếm được trong quá trình xâm lược các nước Đông Dương, hàng loạt những thay đổi được thiết lập, bao gồm những lĩnh vực như kinh tế, giáo dục, y tế, giao thông,…. Dẫn đến những công trình mới phục vụ cho việc quản lý của chính quyền Pháp được lập nên mà tính tới thời điểm hiện tại, những công  trình đó vẫn tồn tại và mang giá trị lịch sử vô cùng to lớn.

Những kiến trúc với lối xây dựng hiện đại cùng vật liệu và kỹ thuật mới đã dần làm thay đổi bộ mặt đô thị Việt Nam. Hình thức mái mới xuất hiện nhiều hơn, đáng kể nhất là mái măng-sác (mansard), lợp ngói ác-đoa (ardoise) ở những công trình công sở theo phong cách tân cổ điển. Những công trình này được thiết kế rất mẫu mực và hiện vẫn đang được sử dụng, phải kể đến như Nhà hát lớn Hà Nội, bảo tàng lịch sử, nhà khách Chính phủ, bênh viện K (Hà Nội), trường THPT Chu Văn An (Hà Nội), trường THPT Quốc Học (Huế), nhà hát thành phố Hồ Chí Minh, nhà thờ Đức Bà,…

Đa phần các biệt thự này sử dụng mái dốc lợp ngói với hệ kèo kết hợp với tường thu hồi, số khác phần trên mái được thiết kế bê tông lợp ngói với trần cao (kiến trúc Pháp tân cổ điển), mái vòm cao (kiến trúc lâu đài Pháp cổ điển) giúp tụ khí, ngăn nhiệt thâm nhập từ mái. Cũng là mái ngói nhưng hình thức mái biệt thự đã có sự thay đổi, mái không còn liên tục và dày khít như trước, một số công trình còn để chừa lại trên mái một khoảng rộng đủ lớn để đón ánh nắng mặt trời.

Những năm trước đây, những biệt thự kiểu Pháp dạng này thường sử dụng loại đá đen cho bề mặt mái bê tông cốt thép. Tuy nhiên, sau khi  thi công có một số vấn đề phát sinh như bản chất loại đá này khá nặng, làm tăng áp lực cho hệ cầu phong bằng gỗ phía dưới. Đặc biệt, với cách thi công lắp đặt ngói đá theo kiểu lợp chéo của người dân tộc, loại đá này chỉ thích hợp với các vùng ít gió hoặc không có gió lớn.

Để khắc phục những vấn đề này, công ty VLXD Toàn Cầu đã tìm hiểu và đưa ra thị trường một loại mái có thể thỏa mãn những vấn đề kể trên, hiện đang được áp dụng cho nhiều công trình biệt thự kiểu Pháp, đó chính là mái lợp gốc Bitum có tên gọi IKO.

Với trọng lượng nhẹ, chỉ khoảng 10,5 kg/m2, mái IKO có thể dễ dàng được vận chuyển và thao tác lắp đặt nhanh chóng, giảm tải trọng cho công trình và tiết kiệm cho hệ kết cấu.

Đặc tính kháng nước cơ bản của gốc nhựa đường giúp mái IKO có khả năng chống thấm tuyệt đối. Ngoài ra, ngói lợp bitum IKO cũng như có thể thích ứng với mọi kiểu dáng mái có độ dốc từ 5 – 900 và độ khó cao như mái vòm, mái thẳng đứng,… nhờ tính linh hoạt, dễ uốn cong của gốc bitum.

Bề mặt IKO được phủ một lớp đá xay tự nhiên và được bảo vệ bởi lớp keo Acrylic trong suốt chống rêu mốc, giúp bề mặt mái luôn sáng đẹp theo thời gian. Đồng thời, mái lợp phủ đã cũng cách âm tốt nhờ lớp đá có thể chẻ nhỏ những hạt mưa mỗi khi trái gió trở trời.

Có nguồn gốc công nghệ từ Canada với hơn 25 nhà máy lớn tại Canada, Mỹ, Bỉ, Anh, Hà Lan, Pháp, Slovakia, cung cấp cho hơn 95 quốc gia trên thế giới, mái lợp sinh thái IKO đảm bảo các chứng chỉ xây dựng như LEED, chuẩn “Class A” quốc tế về chống cháy, thân thiện với môi trường, an toàn trong mọi điều kiện thời tiết.

Có thể thấy, với những tính năng và đặc điểm của mình, mỗi loại mái sẽ được áp dụng cho mỗi công trình với mục đích sử dụng khác nhau. Với những ngôi nhà cần sự đơn giản hay công trình mang tính lịch sử, uy nghiêm, mái ngói đất nung, mái ngói âm dương là sự lựa chọn phù hợp nhất. Còn với những công trình biệt thự đòi hỏi lối kiến trúc tinh xảo, đẹp mắt, mang lại nét hào hoa, thanh lịch cho công trình, ngói dán bitum IKO được xem giải pháp tối ưu cho gia chủ trong bối cảnh hiện nay. Công ty VLXD Toàn Cầu rất mong những chia sẻ ở trên sẽ mang lại phần nào những thông tin thú vị và bổ ích cho những ai đang có ý định chọn mua vật liệu mái sẽ tìm ra sản phẩm tốt nhất cho công trình của mình.